Business

a

Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016

Câu chuyện ghê rợn giờ mới kể về kẻ bị căm ghét bậc nhất nước Mỹ

Câu chuyện ghê rợn giờ mới kể về kẻ bị căm ghét bậc nhất nước Mỹ
Câu chuyện ghê rợn giờ mới kể về kẻ bị căm ghét bậc nhất nước Mỹ

Chỉ sau 14 tháng chỉ huy trại Sumter, cái tên Henry Wirz gắn liền với những tội ác kinh hoàng thời Nội chiến. Hắn được xem là 1 trong số những kẻ bị căm ghét nhất nước Mỹ.

Sumter, còn có tên nhà tù Andersonville, được xem là trại giam tù binh chiến tranh khét tiếng nhất nước Mỹ thời Nội chiến, là nơi mà hàng nghìn tù nhân bị tra tấn và bỏ đói đến chết.

"Cha đẻ" của trại Sumter chính là đại úy Henry Wirz thuộc phe miền Nam, là một trong số những người bị căm ghét nhất nước Mỹ. Cách đây hơn 150 năm, Henry Wirz đã bị hành quyết vì những tội ác của ông ta.

"Cha đẻ" của Sumter là ai?

Henry Wirz (25/11/1823 – 10/11/1865), tên đầy đủ là Heinrich Hartmann Wirz, là một sĩ quan miền Nam người Mỹ gốc Thụy Sĩ thời Nội chiến (xảy ra ở Mỹ từ năm 1861 đến 1865).

 Henry Wirz, kẻ bị căm ghét bậc nhất nước Mỹ.

Henry Wirz, kẻ bị căm ghét bậc nhất nước Mỹ.

Sinh ra và lớn lên tại Zurich, Henry Wirz có đam mê trở thành một nhà vật lý. Tuy nhiên, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ không có đủ tiền cho Henry theo học, hắn đã phải từ bỏ ước mơ và trở thành công nhân nghèo tại Zurich và Torino (Ý).

Tháng 4 năm 1847, 2 năm sau ngày cưới vợ, Henry Wirz bị buộc tội ăn quỵt tiền và phải lãnh cái án khắc nghiệt: 12 năm bị cưỡng cư (phải sống ngoài lãnh thổ Thụy Sĩ 12 năm).

Không chịu được việc xa chồng, vợ của hắn đã đệ đơn ly dị. Đây chính là thời điểm bước ngoặt cho cuộc đời của một trong những kẻ bị căm ghét nhất nước Mỹ.

Năm 1848, Henry đến Nga trước khi đến nước Mỹ 1 năm sau đó. Sau 5 năm chuyển đến sống tại bang Kentucky, Henry làm công việc phụ tá cho bác sĩ.

Năm 1854, Henry cưới một người phụ nữ tên Elizabeth Wolfe. Vài năm sau, Henry có được 1 một cuộc mà nhiều người mơ ước: Vợ đẹp, con xinh và là ông chủ của một công ty tư nhân.

Khi Nội chiến xảy ra, vì tham gia vào trận chiến vào tháng 5/1862, hắn bị mất cánh tay phải nhưng lại được tặng huy chương anh dũng và làm việc dưới trướng của Tướng John H. Winder, người phụ trách các trại tù bình miền Nam.

Tháng 2/1864, chính phủ miền Nam thành lập Trại Sumter. Lúc này Henry được đề bạt nắm quyền chỉ huy Sumter và được thăng chức làm đại úy.

Bắt đầu từ đây, Henry Wirz, mặc dù không chính thức thành lập trại, nhưng lại được gọi là “cha đẻ” của Sumter vì những tội ác không thua kém gì phát xít Đức trong thời Thế chế II.

Những tội ác kinh hoàng tại trại tập trung Sumter

Thượng sĩ Robert H. Kellogg, thuộc Trung đoàn Số 16 bang Connecticut, từng là một tù binh của trại Sumter. Trong cuốn sách viết về trại tập trung khét tiếng, ông mô tả ngày đầu tiên tới Sumter:

 Toàn cảnh trại tập trung Sumter, còn gọi là nhà tù Andersonville.

Toàn cảnh trại tập trung Sumter, còn gọi là nhà tù Andersonville.

"Khi chúng tôi tới nơi này, đập vào mắt chúng tôi là một khung cảnh khiến máu gần đóng băng vì sợ, tim như ngừng đập.

Trước mặt chúng tôi là những hình dạng từng sống động và hiên ngang, những con người vạm vỡ, giờ đây không còn gì ngoài những bộ xương biết đi, bẩn thỉu và đầy bọ ký sinh. Nhiều người trong chúng tôi thốt lên: “Liệu đây có phải là địa ngục?”.

Câu trả lời mang tên: Đại úy Henry Wirz!

Trong 14 tháng phụ trách trại tập trung Sumter, Henry Wirz đã biến nơi này thành một trong những "mồ chôn người" kinh khủng nhất thời Nội chiến.

Nhà tù này là nơi 13.000 tù nhân phe miền Bắc bỏ mạng vì bệnh tật, chết đói. Chính Henry Wirz đã tự tay giết hại và tra tấn một số tù nhân. Hắn ta cũng ra lệnh cho các cai ngục xử tử tù nhân.

Tại thời kỳ đỉnh điểm tháng 8/1864, trại Sumter chứa hơn 33.000 tù binh chiến tranh trong một khu đất trống trải rộng 105.000m², không có mái che và quần áo cho tù nhân. Trại đầy rẫy rệp bọ và chấy rận.

 Một tù nhân bị giam tại Sumter.

Một tù nhân bị giam tại Sumter.

Nguồn nước duy nhất là một nhánh sông bé tí nhiễm nước thải. Tù nhân không có chỗ ở và quần áo mới. Họ phải mặc nguyên bộ quân phục rách nát lúc bị bắt. Họ bị bắt ngủ trong lều trại tạm bợ hoặc trong hố đào trên mặt đất.

Theo thống kê, khoảng 56.000 tù binh chết trong các nhà tù thời Nội chiến Mỹ. Con số này chiếm 10% tổng số người thương vong trong nội chiến.

Tại nhà tù Alton ở bang Illinois, hơn 1.500 người chết vì bệnh tật. Tuy nhiên, số người chết ở trại Sumter là lớn nhất, với gần 1/3 trong tổng số 45.000 binh sĩ miền bắc chết trong 14 tháng.

Tội ác bị trả giá

Mãi sau khi phe miền Nam đầu hàng tại trận chiến Appomattox Court House ngày 9/4/1865, một trong những trận chiến cuối cùng của cuộc nội chiến Mỹ, những câu chuyện kinh hoàng về trại Sumter mới bắt đầu lan nhanh.

Henry Wirz nhanh chóng bị bắt và giải tới Washington (thủ đô Mỹ) để trả lời về những tội ác đã gây ra.

Henry Wirz khai rằng ông ta chỉ đơn giản là làm theo mệnh lệnh và cho rằng do niềm Nam thiếu thực phẩm nên tù nhân mới bị đói.

Hắn ta cũng khai rằng do miền Bắc từ chối trao đổi tù binh nên ông ta mới buộc phải giam giữ nhiều người đến thế.

Bất chất sự phản bác của Henry Wirz, hắn vẫn bị kết án tội giết người, lạm dụng và tội ác chiến tranh.

Ngày 10/11/1865, Wirz bước ra khu vực hành quyết trước sự chứng kiến của 250 người. Bên trên nóc các tòa nhà gần đó, nhiều người dân cũng đã chứng kiến cuộc hành quyết và hét to: "Hãy treo cổ tên vô lại!"

Dù vậy, Wirz vẫn nở một nụ cười và tỏ ra khá bình tĩnh. Gã sắp phải lên giá treo cổ, kết thúc cuộc đời của một người miền Nam bị căm ghét nhất ở miền Bắc sau Nội chiến.

 Giá treo cổ dành cho Henry Wirz.

Giá treo cổ dành cho Henry Wirz.

Vụ xét xử Wirz kéo dài hàng tháng trời đã khiến báo chí tốn nhiều giấy mực để viết về tội ác của Wirz ở Sumter.

Xác của Wirz về sau được chôn tại một ngôi mộ vô danh. Nhưng những gì liên quan tới Wirz vẫn chưa chấm dứt.

Một số người ủng hộ Wirz ở miền Nam đã phát động một chiến dịch bảo vệ Wirz ngay sau khi ông ta bị hành quyết.

Những người này cho rằng Wirz chỉ là con tốt thí. Thậm chí một số người còn cho rằng chính miền Bắc đã buộc người miền Nam đối xử thậm tệ với tù nhân miền Bắc. Họ đã xin tổng thống ân xá cho Wirz nhưng thất bại.

Sau phiên xử Wirz, các bang miền Bắc đã dựng đài tưởng niệm cho hàng trăm người đã bỏ mạng trong trại Sumter, trong đó có 400 người không thể xác định được danh tính.

Đăng nhận xét

Category 5

Category 6

Category 7

 
Copyright © 2014 Tin Nhanh Trên Mạng