Business

a

Thứ Bảy, 6 tháng 2, 2016

Việt Nam cơ động hóa thành công tổ hợp tên lửa Pechora-2TM

Việt Nam cơ động hóa thành công tổ hợp tên lửa Pechora-2TM
Việt Nam cơ động hóa thành công tổ hợp tên lửa Pechora-2TM

Việc đặt bệ phóng tên lửa lên khung rơ moóc giúp tính cơ động của hệ thống phòng không Pechora-2TM được nâng cao đáng kể.

Như đã biết, hiện nay các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125 Pechora-M của Việt Nam đang dần được nâng cấp lên tiêu chuẩn Pechora-2TM với năng lực tác chiến vượt trội, đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ trong điều kiện chiến tranh công nghệ cao.

 Hệ thống tên lửa phòng không S-125-2TM (Pechora-2TM)

Hệ thống tên lửa phòng không S-125-2TM (Pechora-2TM)

Nhìn lại quá khứ khi Việt Nam đặt ra yêu cầu hiện đại hóa Pechora, ngoài đối tác Tetraedr đến từ Belarus chào hàng gói nâng cấp Pechora-2TM, còn có liên doanh Oboronitelnye Sistemy (Nga/Belarus) giới thiệu biến thể cơ động Pechora-2M.

Phiên bản Pechora-2M sở hữu ưu điểm đáng chú ý là toàn bộ hệ thống được đặt trên khung gầm xe tải bánh lốp 6x6 MZKT-8022 có tính việt dã rất cao.

Tuy nhiên nó lại có nhược điểm là chi phí tốn kém và trọng lượng toàn bộ xe bệ phóng lên tới trên 31 tấn, khá cồng kềnh, không phù hợp với điều kiện hạ tầng của Việt Nam, đặc biệt là trong điều kiện thời chiến khi đường xá bị phá hoại.

Xe mang phóng tự hành của tổ hợp Pechora-2M
Xe mang phóng tự hành của tổ hợp Pechora-2M

Mặc dù quyết định lựa chọn cấu hình Pechora-2TM của Tetraedr được đánh giá là phù hợp hơn, cả về mặt giá thành, yêu cầu chuyển giao công nghệ hay khả năng đáp ứng khí hậu khắc nghiệt, nóng ẩm ở Việt Nam... nhưng nó vẫn gây ra quan ngại nhất định.

Trong tổ hợp Pechora-2TM, ngoài xe chỉ huy điều khiển có khả năng tự hành thì đài radar kiểm soát hỏa lực SNR-125-2TM chỉ ở dạng rơ moóc kéo, còn bệ phóng tên lửa thì được gắn cố định.

Nếu gặp trường hợp đối phương tập kích với cường độ dồn dập, yêu cầu phải nhanh chóng di chuyển trận địa đến vị trí mới để đánh trả hoặc lẩn tránh, rõ ràng Pechora-2TM tỏ ra yếu thế hơn khi xe mang phóng của Pechora-2M có thể cơ động cực kỳ nhanh chóng.

Nhưng với sự thông minh của con người Việt Nam, chúng ta đã đưa ra một giải pháp đầy tính sáng tạo.

 Bệ phóng tên lửa V-600 của tổ hợp Pechora-2TM thuộc Sư đoàn 365. Ảnh: Infonet

Bệ phóng tên lửa V-600 của tổ hợp Pechora-2TM thuộc Sư đoàn 365. Ảnh: Infonet

Trong phóng sự Hình ảnh Sư đoàn phòng không 365 những ngày cận Tết đăng trên báo điện tử Infonet có một chi tiết rất đáng chú ý, đó là bệ phóng tên lửa V-600 của tổ hợp Pechora-2TM đã được đặt lên khung rơ moóc thay vì cố định.

Với cấu hình trên, bệ phóng có thể được xe tải giúp cơ động nhanh chóng khỏi trận địa, khi cần tác xạ sẽ dừng lại tách bánh xe và hạ phần thân xuống, thao tác này thuận tiện hơn so với cách phải cố định vào nền đất rất nhiều lần.

Do vậy, có thể xem phương án này chính là sự dung hòa giữa tính việt dã cao của tổ hợp Pechora-2M với sự tiện lợi và chi phí hợp lý của Pechora-2TM.

Thậm chí trong tương lai, nếu bổ sung động cơ điện phụ trợ như loại đang lắp đặt cho pháo cao xạ 37 mm và 57 mm cải tiến thì thậm chí thời gian cơ động của tổ hợp Pechora-2TM Việt Nam sẽ không hề thua kém Pechora-2M.

Khi đó, Pechora-2TM kết hợp với những hệ thống tên lửa phòng không hiện đại hơn như SPYDER hay S-300 sẽ tạo thành lá chắn thép, giúp bảo vệ vững chắc bầu trời Việt Nam trong mọi tình huống.

Đăng nhận xét

Category 5

Category 6

Category 7

 
Copyright © 2014 Tin Nhanh Trên Mạng