Business

a

Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2016

Nhiều người mang bệnh này hàng chục năm, đến khi ung thư mới biết

Nhiều người mang bệnh này hàng chục năm, đến khi ung thư mới biết
Nhiều người mang bệnh này hàng chục năm, đến khi ung thư mới biết

Viêm gan do vi rút là một mối đe dọa y tế nghiêm trọng nhất trên toàn cầu, trong đó đặc biệt nguy hiểm là bệnh viêm gan mãn tính do vi rút viêm gan C.

Viêm gan C là một dạng bệnh truyền nhiễm do Hepatitis C virus (vi rút viêm gan siêu vi C - HCV) gây nên. Loại vi rút này xâm nhập thẳng vào cơ thể, tấn công tế bào gan. Vi rút viêm gan C làm tế bào gan bị tổn thương, đồng thời tiêu diệt các tế bào gan.

1. Thực trạng viêm gan C trên thế giới và Việt Nam:

2. Viêm gan C - "sát thủ thầm lặng"

Theo ông Lê Văn Tuân, đại diện văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam, viêm gan do vi rút là một mối đe dọa y tế nghiêm trọng nhất trên toàn cầu, đặc biệt nguy hiểm là bệnh viêm gan mãn tính do vi rút viêm gan C.

Khoảng 30% người viêm gan C mãn tính có nguy cơ tiến triển thành xơ gan hoặc ung thư gần. Đây là loại vi rút được giới chuyên môn xem là "sát thủ thầm lặng".

Ông Tuân cũng cho biết, sự nguy hiểm của vi rút viêm gan C, ngoài yếu tố có nguy cơ dễ lây nhiễm cao trong cộng đồng, hầu hết người bị nhiễm loại vi rút này không biểu hiện triệu chứng giai đoạn đầu.

Người bệnh có thể mang vi rút tới vài chục năm cho đến khi bệnh bùng phát hoặc gây biến chứng xơ gan, ung thư gan thì mới biết mắc bệnh.

 Viêm gan C có thể dẫn đến những biến chứng xơ gan và ung thư gan (Ảnh minh họa: Internet)

Viêm gan C có thể dẫn đến những biến chứng xơ gan và ung thư gan (Ảnh minh họa: Internet)

Ngoài ra, giới y học còn cho rằng viêm gan C thực sự nguy hiểm là do số người tự khỏi do cơ thể tự đào thải vi rút chỉ chiếm 1 tỷ lệ rất nhỉ khoảng 15 - 30% (trong khi con số này ở bệnh viêm gan B là 90%).

Sau 6 tháng cơ thể không tự đào thải hết vi rút, người bệnh sẽ trở thành người lành mang vi rút viêm gan C hoặc nhiễm viêm gan C mạnh tính. Người nhiễm viêm gan C mạnh tính có nguy cơ mắc xơ gan hoặc ung thư gan sau 1 thời gian dài mang bệnh.

Tỷ lệ biến chứng xơ gan là khoảng 10 - 20% ca mắc viêm gan C, biến chứng ung thư gan chiếm khoảng 5% số ca mắc viêm gan C.

Đại học Y Hà Nội
PGS.TS.BS Bùi Khắc Hậu
Người lành mang virut viêm gan C thì bản thân người đó ít có ảnh hưởng gì nhưng lại là nguồn truyền mầm bệnh nguy hiểm cho người lành khác. Vì vậy, virut viêm gan C hiện nay vẫn là một hiểm họa lớn cho con người.

3. Triệu chứng rất dễ bỏ qua

Theo các bác sĩ chuyên khoa gan mật, viêm gan C là căn bệnh âm thầm tấn công gan trong nhiều năm. Khi mới vào cơ thể, chúng có thời kỳ ủ bệnh khá dài từ 7 - 8 tuần, sau đó mới khởi phát.

Khi còn ở giai đoạn đầu, hầu hết người mắc bệnh rất khó để tự chẩn đoán và phát hiện ra bệnh, chỉ đến khi bệnh đã bước sang giai đoạn nặng, gan bị tổn thương quá nhiều thì người bệnh mới phát hiện ra.

Các triệu chứng của viêm gan C thời kỳ đầu không có gì đặc biệt và rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng của một số căn bệnh thông thường khác.

Vì vậy người bệnh có thể dễ dàng bỏ qua mà không chú ý đến các dấu hiệu của bệnh khiến cho viêm gan C cấp tính có nhiều cơ hội chuyển sang giai đoạn mãn tính làm việc điều trị bệnh viêm gan C gặp rất nhiều khó khăn.

Các triệu chứng có thể xuất hiện ở bệnh viêm gan C bao gồm mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn, đau bụng, đau tức vùng hạ sường phải (vùng gan).

Theo các bác sĩ, biểu hiện khá rõ ràng của viêm gan C là ấn vào kẽ liên sườn 11 - 12 bên phải người bệnh sẽ thấy đau, tức, khó chịu. Nguyên nhân là do gan bị viêm, sưng làm cho màng ngoài gan căng da.

Ngoài ra còn có xuất hiện hiện tượng vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu như nước vối, tuy nhiên, dấu hiệu này chỉ ở mức độ nhẹ nên người bệnh rất có thể sẽ bỏ qua.

Viêm gan C-Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng chống

4. Bạn bị nhiễm viêm gan C qua con đường nào?

Viêm gan C là bệnh rất dễ lây nhiễm từ người mắc bệnh sang người lành. Điều nguy hiểm là rất nhiều người nhiễm vi rút viêm gan C nhưng không hề biết mình mang bệnh vì thế vô tình truyền bệnh cho người thân và những người xung quanh.

Những người đã xác định là có vi rút viêm gan C cần chú ý 4 con đường lây nhiễm của loại vi rút này để có thể chủ động phòng tránh lây nhiễm cho người khác:

- Lây qua đường máu: Đây là con đường lây truyền dễ dàng và phổ biến nhất của vi rút viêm gan C. Người nhận máu hoặc chế phẩm máu từ người có nhiễm vi rút viêm gan C đều có thể lây nhiễm viêm gan C.

Hiện nay, mặc dù các biện pháp sàng lọc máu đã được áp dụng nhưng vi rút viêm gan C vẫn có thể lọt lưới và được truyền sang người nhận máu.

- Lây qua dụng cụ y khoa: Vi rút viêm gan C có thể lây truyền qua các dụng cụ y khoa không được khử trùng đúng cách.

Ngoài ra, những người sử dụng các dịch vụ có sử dụng các loại kim tiêm, dao cạo râu, dụng cụ xăm, dụng cụ cạo gió, châm cứu cũng phải thận trọng với nguy cơ lây nhiễm viêm gan C.

- Truyền từ mẹ sang con: Vi rút viêm gan C có thể lây truyền từ mẹ sang con, tuy nhiên, tỷ lệ này khá thấp, chiếm khoảng 5%.

Mặc dù bệnh không lây qua sữa mẹ nhưng các chuyên gia vẫn khuyến cáo đối với bà mẹ bị nhiễm vi rút viêm gan C không nên cho con bú trực tiếp mà cần vắt sữa ra rồi hãy cho con bú để tránh trường hợp núm vú bị trầy xước có thể gây lây nhiễm.

- Lây qua đường tình dục: Mặc dù tỷ lệ lây truyền qua đường tình dục của viêm gan C nhỏ hơn viêm gan B nhưng nguy cơ này vẫn tồn tại.

Nguyên nhân là do vi rút viêm gan C có trong tinh trùng, tinh dục của người bệnh và có thể thông qua vết xước ở niệu đạo để lây nhiễm cho người lành trong quá trình quan hệ tình dục.

5. Làm gì khi nghi ngờ bị nhiễm vi rút viêm gan C?

PGĐ Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP HCM
Tiến sĩ - bác sĩ Lê Mạnh Hùng
Viêm gan C có thể điều trị khỏi nếu phát hiện sớm và tuân thủ liệu trình điều trị. Chính vì thế việc chủ động xét nghiệm tầm soát là biện pháp tốt nhất để hạn chế lây lan và điều trị dứt điểm căn bệnh này.

Theo bác sĩ Lê Mạnh Hùng, PGĐ BV Bệnh nhiệt đới TP HCM, việc phát hiện sớm vi rút viêm gan C là một trong những khâu quan trọng hạn chế việc lây lan và trị dứt điểm căn bệnh này.

Chính vì vậy, khi người bệnh có nghi ngờ mình bị nhiễm vi rút viêm gan C cần phải đi khám ngay để xác định chính xác tình trạng bệnh.

Theo PGS. TS. TTƯT. Bùi Khắc Hậu, khi nghi ngờ bị nhiễm vi rút viêm gan C, người bệnh có thể làm các xét nghiệm máu với test nhanh HCV, định lượng sắc tố mật trong máu (bilirubin), men gan (SGOT và SGPT), siêu âm gan.

Ngoài ra, nếu cần thiết, nhân viên y tế có thể yêu cầu định lượng acid nhân của virut viêm gan C (ARN) trong máu người nghi ngờ nhiễm virut viêm gan C và các loại xét nghiệm đặc hiệu khác như sinh thiết gan.

Nếu xác định đã nhiễm vi rút viêm gan C, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sĩ để có thể điều trị dứt điểm bệnh và hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm cho người khác.

6. Phòng bệnh viêm gan C như thế nào?

Hiện nay, viêm gan C vẫn còn là căn bệnh chưa có thuốc chủng ngừa, vì vậy các biện pháp phòng tránh chủ yếu là đề phòng lây nhiễm loại vi rút này.

Để phòng tránh bị lây nhiễm vi rút viêm gan C, cần chú ý những điều rất quan trọng dưới đây:

- Không quan hệ tình dục với nhiều người, không quan hệ tình dục không an toàn với người chưa rõ về tình trạng sức khỏe.

- Không dùng chung kim tiêm, dao cạo râu bàn chải răng, đồ cắt tóc, dũa móng tay và các dụng cụ vệ sinh cá nhân có thể gây ra xây xước, chảy máu.

- Không xỏ lỗ hoặc xăm mình nếu không chắc chắn là dụng cụ đã tiệt trùng.

- Người đã biết mình bị viêm gan C tuyệt đối không được hiến máu.

 

Đăng nhận xét

Category 5

Category 6

Category 7

 
Copyright © 2014 Tin Nhanh Trên Mạng