Business

a

Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

Ai là vị đại đế khiến Alexander tôn kính như ông hoàng?

Ai là vị đại đế khiến Alexander tôn kính như ông hoàng?
Ai là vị đại đế khiến Alexander tôn kính như ông hoàng?

Ông là vị Đại đế khai quốc của Đế quốc Ba Tư dưới triều đại nhà Achaemenes. Là một vị vua vĩ đại, sau cuộc chinh phạt Đế quốc Tân Babylon, ông được xưng là "Vua của các vị vua".

Thật hiếm có một đế chế nào lại bao gồm trên một lãnh thổ như dưới thời Cyrus Đại đế cai trị khi thâu tóm cả ba châu lục: Châu Á, châu Phi và châu Âu.

Từ bờ biển Địa Trung Hải và biển Hellespont ở phía Tây cho tới sông Ấn ở phía Đông, Cyrus Đại đế đã gầy dựng nên một Đế quốc Achaemenes rộng lớn nhất mà trước đây, không có đế quốc nào bì kịp trên thế giới.

 Tất cả mọi dân tộc đều phải thần phục, không có ngoại lệ.

Tất cả mọi dân tộc đều phải thần phục, không có ngoại lệ.

Quá trình chinh phạt của ông khiến cho "tất cả mọi dân tộc phải thần phục, mà không hề có ngoại lệ" - theo sử gia Herodotos.

Thật không ngoa khi nói ông là "vua của các vị vua" với những gì mà ông thực hiện và đạt được trong cuộc đời chinh phạt hơn 30 năm của mình.

Theo Xenophon, ông còn nổi tiếng vì đã sáng chế ra phương pháp cai trị đầu tiên trên thế giới.

Không chỉ là người có tài quân sự và tầm nhìn rộng lớn, ông còn là môt nhà chính trị và cải cách vĩ đại. Những gì ông làm được khiến mọi người đều tôn thờ ông như một vị thần.

 Ông còn được mệnh danh là Đấng ban luật.

Ông còn được mệnh danh là Đấng ban luật.

Hoàng đế Cyrus Đại Đế đã để lại một di sản bền vững đối với tôn giáo của người Do Thái thông qua Sắc lệnh Khôi phục của ông.

Vì những chính sách công minh của ông tại thành Babylon, ông được gọi là Người được xức dầu thánh của Chúa Trời trong kinh Tanakh của người Do Thái .

 Cyrus Đại đế và hoàng hậu Atossa.

Cyrus Đại đế và hoàng hậu Atossa.

Ông luôn tôn trọng văn hóa cũng như tôn giáo của những vùng đất ông chiếm được, luôn có những chính sách vì lợi ích của người dân, ảnh hưởng về chính trị văn hóa của ông còn khiến người La Mã và Hy Lạp tôn sùng và noi theo.

Bằng cách cai trị mềm mỏng, ông vẫn duy trì vương vị và chế độ của những nước mình chiếm đóng. Thi hành chính sách tự do tôn giáo, văn hóa và tôn trọng nhân quyền đối với những nước dưới quyền ông.

Những tuyên ngôn khắc trên trụ Cyrus sau khi chính phạt Babylon được xem là Tuyên ngôn nhan quyền đầu tiên trong lịch sử.

Trong cuộc chinh phạt đế chế Lydia, sau khi thắng trận, theo Herodotus thì, ông trọng vọng vua Lydia cuối cùng là Kroisos, cụ thể hơn là phong Kroisos làm cố vấn.

Người Hy Lạp gọi ông là "Đấng ban luật", một cách gọi thể hiện sự thành kính và ngưỡng mộ vị vua này.

Ngoài tài quân sự và sức mạnh của mình, có lẽ điều lớn nhất mà Cyrus Đại Đế có được chính là tài thu phục nhân tâm, điều mà ít vị Hoàng đế nào có được khi sở hữu sức mạnh tối cường như vậy.

Kinh thánh Cựu ước thường ghi lại lịch sử của người Do Thái và thường ít đề cập tới các vị vua ngoại bang, nhưng Cyrus Đại đế có lẽ là trường hợp ngoại lệ vô cùng đặc biệt.

Ông được nhắc đến như một vị thánh cứu thế của dân tộc Do Thái, là sứ giả của Chúa gửi tới. Sau cuộc chinh phạt Đế chế Babylon nổi tiếng, ông xuống chiếu truyền 40.000 người Do Thái bị đày xa xứ rời khỏi Babylonia và về lại Palestine.

Đúng như lời tiên đoán của Jeremiah về cuộc lưu dày cuộc người Do Thái trong vòng bảy mươi năm, 40.000 người Do Thái đã được thầy tu Joshua và quan Tổng đốc Zerubabbel đưa về cố hương Jerusalem.

Không những thế, ông truyền lệnh cho họ tu bổ lại các đền thần ở Jerusalem. Như vậy là người Do Thái sẽ mãi mãi hết mực trung thành với vua Cyrus Đại Đế và Vương triều Achaemenes.

Theo Ctesias thì ông từng bắt sống được vua Amorges của người Sacae. Trước tình cảnh đó, Nữ vương Sparethra xây dựng một đội quân gồm 30 vạn trai tráng và 20 vạn phụ nữ Sacae, và tiến đánh vua Cyrus Đại Đế để trả thù cho chồng mình.

Ông kéo quân ra đánh, bị thất bại thảm hại và Nữ vương Sparethra bắt sống được biết bao tù binh, trong số đó có cả những chiến tướng lỗi lạc nhất của Đế quốc Ba Tư, anh vợ ông là Parmyses cùng với ba người con trai.

Tuy nhiên, vị Nữ vương cao thượng đã trả tự do cho những tù binh này, và vua Cyrus Đại Đế cũng trả tự do cho chồng bà là vua Amorges. Ông và vua Amorges từ đó trở thành một đôi bạn thân thiết.

Ngay cả những kẻ thù của mình, ông cũng rất tôn trọng và được xem trọng. Cái chết của vị Hoàng đế vĩ đại vẫn chưa được thống nhất, ông chết khi đánh trận hay bệnh tật vẫn là một bí ẩn. Có tài liệu còn cho rằng ông bị một nữ tướng chém đầu!

Lăng một của vua Cyrus Đại đế toạ lạc tại khu phế tích Pasargadae, thuộc Cộng Hoà I Ran ngày nay. Với chiều cao 11 mét, theo nét kiến trúc ảnh hưởng từ Lydia vào thời cổ đại.

Lăng mộ của vua Cyrus Đại đế từng bị tàn phá, sau đó được Alexander Đại đế cho tu sữa lại. Một phần cũng vì Alexander tôn kính Hoàng Đế Cyrus và có ấn tượng sâu sắc với dòng mộ chí này.

Lịch sử đã ghi lại rằng: Alexander Đại đế đã hai lần thăm viếng lăng mộ của vua Cyrus Đại đế, lần đầu vào năm 330 TCN và lần thứ nhì sau khi Alexandros Đại đế chinh phạt Ấn Độ.

Dù có nhiều vị vua quyền lực, nhưng hiếm có một người nào có được sự tôn thờ của dân chúng như ông.

Ông thu phục lòng người bằng chính những phẩm chất tốt đẹp của mình, sự lương thiện, trân trọng giá trị của con người giúp ông trở thành vị vua vĩ đại nhất Ba Tư: "vị vua của những vị vua".

Đăng nhận xét

Category 5

Category 6

Category 7

 
Copyright © 2014 Tin Nhanh Trên Mạng